Làm Thế Nào Để Ra Quyết Định Có Tư Duy Sáng Tạo?
Tư duy sáng tạo trong chính sách – quy định và hiệu ứng “Rắn hổ mang”. Vậy hiệu ứng rắn hổ mang nghĩa là gì? Bạn hãy theo dõi 3 câu chuyện sau đây sẽ rõ nhé:
Câu chuyện 1:
Những năm đầu thế kỉ 20, người Pháp cho xây dựng lại Hà Nội theo hình mẫu một đô thị hiện đại mới với những ngôi nhà rất đẹp, trần cao, cửa sổ rộng, đường xá ngăn nắp và cả những cống rãnh hoành tráng (và đó chính là nới trú ẩn lý tưởng của CHUỘT). Với hệ thống cống ngầm như “đường cao tốc” cho chuột, nhiều lần người ta chứng kiến việc chuột chui ngược lên “Bồn Cầu” ở những khu sang trọng. Điều đó làm ảnh hưởng đến người Pháp sống thanh lịch trong thành phố.
Số lượng chuột tăng theo cấp số nhân, chuột ở khắp mọi nơi, chuột trong nhà, chuột ngoài phố, đâu đâu cũng có chuột. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi có dấu hiệu lan truyền bệnh dịch hạch. Dĩ nhiên trong thành phố văn mình của người Pháp, mà chuột xuất hiện rất nhiều thì rất mất mỹ quan.
Vì vậy những nhà cầm quyền quyết định mở “phong trào diệt chuột” trên diện rộng. Họ quy định rằng, với mỗi con chuột bị diệt – bằng chứng là mỗi cái ĐUÔI chuột – nộp cho cơ quan chức năng thì sẽ nhật được một khoảng tiền thưởng. Lúc đó người người đi diệt chuột, nhà nhà đi diệt chuột.
Hàng ngày theo số liệu để lại, có trung bình vài nghìn con chuột đã được xử lý. Đỉnh điểm là ngày 12/06/1902, người dân đã nộp 20.114 cái ĐUÔI chuột. Thế nhưng điều khó hiểu là, dù năng suất diệt chuột trên giấy tờ có vẻ cao, đuôi chuột chất đống trong kho nhưng chuột không hề giảm chút nào nhưng thậm chí lại tăng.
Chính quyền Pháp đến lúc bấy giờ không biết nguyên nhân, cho đến khi một người trong đội quản lí diệt chuột phát hiện ra một con chuột cụt đuôi ở ngoại thành. Vâng thời đó dân ta rất có tinh thần doanh nhân ^^, vì chỉ yêu cầu nộp ĐUÔI chứ không nộp nguyên con, nên những người dân sáng dạ đã quyết định kinh doanh. Sau khi bắt chuột họ cắt đuôi và thả nó ra để tiếp tục truyền giống, tăng số lượng và ổn định nguồn cung đuôi chuột. Thậm chí có người còn NUÔI CHUỘT lén trong nhà, sau đó cắt đuôi và đem nộp cho chính quyền. Các bạn có thể thấy người Việt Nam rất có tinh thần kinh doanh trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên nếu bạn đã biết mọi chuyện sảy ra trước đó thì tinh thần Doanh Nhân của người Ấn Độ còn đáng ngưỡng mộ hơn qua câu chuyện thứ 2 này:
Câu Chuyện 2
Vào thời Ấn Độ vẫn còn là thuộc địa của Anh. Thành phố Delhi cũng tràng ngập rắn hổ mang như Hà Nội nhiều chuột vậy. Để xử lí chuyện này chính quyền Anh đã tận diệt rắn hổ mang bằng cách bất kì ai nộp “Bộ da rắn” – đó là bằng chứng họ đã xử lý một con rắn. Cũng như tình trạng ở Hà Nội, ban đầu số lượng bộ da rắn khá nhiều và số lượng rắn cũng giảm hẳn nhưng về sau lại tăng ngược lên.
Và các bạn cũng có thể đoán được là người dân Delhi đã nuôi rắn để nộp chính quyền. Khi phát hiện chiêu trò này, chính quyền Anh đã ngừng chính sách nộp rắn lãnh thưởng. Thế nhưng người Delhi rất táo bạo, khi chính quyền không thưởng nữa họ bực bội vì lỡ nuôi rắn trong nhà, bức xúc hàng tồn kho quá nhiều, khi không có thị trường tiêu thụ. Họ đã thả hết tất cả bầy rắn được nuôi ra khắp nơi trong thành phố.
Từ đó người ta dùng thuật ngữ “Hiệu ứng rắn hổ mang” đặt tên cho những tình huống tương tự. Khi những chính sách, hành động khuyến khích rốt cuộc lại thúc đẩy điều ngược lại và làm phản tác dụng. Ngoài cách gọi là hiệu ứng rắn hổ mang thì còn được gọi là “Hiệu ứng chuột cống”. Bạn nghĩ thế nào khi tinh thần doanh nhân của người Việt Nam có hẳn 1 tên riêng trong dấu ngoặc kép để đặt cho nó! Vì vậy hãy Tư duy sáng tạo trong chính sách – quy định.
Câu chuyện 3:
Câu chuyện này cũng kể về một cuộc chiến, nhưng lần này không phải là cuộc chiến của chuột và rắn nữa mà là chiến đấu với nạn kẹt xe và ô nhiễm không khí. Cũng như nhiều nơi trên thế giới. Ở thành phố Bogota (Colombia) và thành phố Mexico (Mexico), nạn kẹt xe đã gây rất nhiều phiền toái cho người dân ở đây.
Để giải quyết chính quyền đã áp dụng biện pháp “Phân ngày chẵn lẽ” cho xe. Nếu biển số xe là chẵn thì sẽ đi các ngày chẵn trong tuần và ngược lại, còn ngày chủ nhật thì cả 2 xe đều có thể lưu thông. Với biện pháp này các nhà hoạch định thành phố với hi vọng giảm được lưu lượng xe và người dẫn sẽ chuyển qua đi các phương tiện công cộng, góp phần giải quyết nạn kẹt xe và ô nhiễm không khí.
Sau 6 năm áp dụng chính sách, một nhóm nghiên cứu của ngân hàng thế giới đã có một báo cáo công bố khá đau thương cho lãnh đạo thành phố. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để đối phó với chính sách trên, nhiều gia đình đã chi thêm tiền để mua một chiếc xe khác nhắm thay phiên sử dùng vào các ngày chẵn lẻ, nếu gia đình đã có xe biển số lẻ thì họ sẽ mua thêm một chiếc biển số chẵn và ngược lại.
Điều này khiến cho lượng xe sở hữu của thành phố gia tăng và lưu lượng xe hoàn toàn không bớt vào giờ cao điểm. Và đau đớn hơn, vào ngày cuối tuần các xe mua dư sẽ được tận dụng khiến cho lưu lượng xe tăng lên so với trước. Không chỉ dừng lại ở mức độ tắt đường không hề thuyên giảm, tình hình ô nhiễm môi trường cũng tệ đi.
Đáng buồn hơn nữa, do phải chi tiền để mua chiếc xe thứ 2, nên các gia đình chọn mua những chiếc xe cũ, vì vậy xe cũ sẽ tốn xăng hơn và càng làm ô nhiễm môi trường hơn. Thế là thay vì giảm kẹt xe và ô nhiễm không khí thì chính quyền vô tình khiến cho cuộc sống của người dân nới đây trở nên khó chịu, ồn ào và bụi bặm.
Kết luận biện pháp phân ngày chẵn lẽ không sai, nhưng một số điều kiện cộng với một số yếu tố nào đó mới tạo ra hiệu ứng rắn hổ mang thôi. Chứ biện pháp này cũng tốt đấy chứ.
Vậy bài học rút ra: cần phải Tư duy sáng tạo trong chính sách – quy định. Khi bạn đưa ra một quy định hay một chính sách nào đó cho tập thể. Bạn hãy cẩn thận chính sách của bạn bị trục lợi bởi một bộ phận nào đó, và cũng đừng quên phản đối của những người bị chính sách, quy định đó áp lên.